Chống thấm là công việc cần thực hiện trước khi hoàn thiện ngôi nhà, đây là vấn đề quan trọng mà phải lưu ý và có nhiều kiến thức để không chỉ giúp cho ngôi nhà của chính bạn sử dụng lâu dài mà còn là tiết kiệm chi phí. Tại sao thietkexanhvietnam lại nói vậy? Câu trả lời sẽ nằm trong những kiến thức chống thấm mà chúng tôi sắp chia sẻ trong bài viết này.
Kiến thức cơ bản về chống thấm? Tại sao phải chống thấm?
Khái niệm chống thấm
Chống thấm là công việc chống nước từ bên ngoài xâm nhập vào nhà.
Như chúng ta đã biết, thời tiết và khí hậu tại Việt Nam được đánh giá là có hại cho các công trình, với tính chất của môi trường nhiệt đới ẩm nên sự co giãn về nhiệt kế hợp khí hậu nóng ẩm làm ” lão hóa ” công trình thi công nhanh hơn.
Ngoài điều kiện trên thì tác động do con người cũng là nguyên nhân chính gây nên sự mất kết cấu, ví dụ như: xe trọng tải lớn, công trình khác xây dựng trong khu vực, kiến tạo địa chất từng khu vực khác nhau…sẽ làm cho lão hóa bê tông, dễ đứt gãy, co rút mà các khe rãnh, khe nứt dần xuất hiện do đó nước có thể xâm nhập gây hư hại công trình và gây ô nhiễm.
Tầm ảnh hưởng lớn khi thiếu hiểu biết về chống thấm
Hiện nay, các công trình xây dựng chuyên nghiệp đều phải có kiến thức chống thấm vì đây là công việc bắt buộc để đảm bảo tuổi thọ của công trình.
Nếu không, công trình bị thấm sẽ dẫn tới:
- Công trình thi công nhanh hỏng gấp nhiều lần.
- Ẩm ướt sẽ tạo nên ẩm mốc và vi khuẩn gây hại phát triển nhanh, từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của gia chủ hay người sống trong môi trường đó.
- Quần áo và cả nội thất bằng gỗ hư hại, mốc, bám mùi khó ngửi…
- Chi phí sửa chữa tốn kém hơn và tiềm năng nguy cơ tái thấm cao.
Cho nên việc chống thấm là cần thiết, chi phí ban đầu để chống thấm thực tế không quá cao nhưng đảm bảo được nhiều lợi ích cho gia chủ. Nên cần phải chọn đơn vị uy tín chống thấm uy tín, hoặc trước khi hoàn thiện công trình, bạn – gia chủ cần phải hiểu và đảm bảo thực hiện chống thấm cho công trình, nếu không thì hậu quả rất khó lường trước.
3 cách chống thấm tường cần biết
Che chắn cho bề mặt tường
Tường nhà bên ngoài chính là bề mặt thường xuyên tiếp xúc mọi tác nhân của nước mưa, ánh nắng mặt trời và một số hóa chất…sự thay đổi thời tiết sẽ tạo ra sự co giãn trong kết cấu bên trong. Từ đó các vết nứt xuất hiện.
Để hạn chế việc này, chúng ta có thể dùng biện pháp tạo che chắn cho bề mặt tường như sử dụng mái che, lót gạch…để tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa tường và các tác nhân bên ngoài. Điều này sẽ đảm bảo cho việc chống thấm hiệu quả.
Ngoài ra, nhiều gia chủ chọn cách trồng cây leo để tạo màng chắn nước mưa, vừa độ thẩm mỹ cho công trình. Nhưng đổi lại, phải chăm sóc và có kiến thức về phương pháp này để không làm xấu đi công trình.
Kiểm tra hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước cần được đảm bảo kiểm tra định kì, bụi bẩn và rác gây tắc nghẽn sẽ là nguyên nhân làm cho tường bị thấm nước.
Sử dụng vật liệu chống thấm
Hiện nay, trên thị trường rất nhiều sản phẩm sơn chống thấm xuất hiện. Nhưng điều đáng nói là nhiều người vẫn hiểu lầm là sơn trang trí có khả năng chống thấm và sau một thời gian lại thấy hiện tượng bong tróc và tức nhiên là hiện tượng thấm nước vào tường sẽ xuất hiện.
Để khắc phục được vấn đề này, vật liệu chống thấm được ra đời. Sản phẩm sơn chống thấm bao gồm thành phần xi măng + gốc polymer. Đây là vật liệu phun và quét bên trong kết cấu, chứ không như chúng ta tưởng rằng là sơn trang trí thông thường. Dùng để quét bên trong, hoặc bên ngoài xi măng hoặc cả hai.
Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là phun thẳng lên cả 2 bề mặt tường gạch trước khi trát. Sau đó trát xi, quét sơn như bình thường. Để tiết kiệm chi phí, có thể lựa chọn cách chỉ thực hiện cho nơi mà tiếp xúc nhiều với nước và các tác nhân khác.
Nếu muốn đảm bảo hơn, có thể dùng thêm vật liệu chống thấm như TKA Latex để trộn vữa dùng để xây hoặc trát tường. Đây là <i>hóa chất chống thấm</i> được đánh giá cao, nhưng bạn nên tìm hiểu thêm nhiều hãng khác để phù hợp với nhu cầu, hoặc có thể đến trực tiếp nơi bán để được tư vấn cụ thể.
Ngoài 2 lựa chọn trên, ta có thể thay thế bằng gạch ốp lát chống thấm. Nhưng sẽ khá tốn kém và cách sử dụng cũng sẽ khác, thay vì là dùng xi măng thì khi lựa chọn gạch chống thấm phải kết dính với tường bằng keo dán chuyên dụng. Sản phẩm gạch ốp chống thấm xuất xứ từ Châu Âu của nước Ý, Tây Ban Nha…đang khá ưa chuộng tại các công trình có qui mô tầm cỡ vì tôn được tính thẩm mỹ của công trình và quan trọng hơn và chống thấm cực kì hiệu quả.
Vậy còn trong công trình thi công, trong nhà ở thì sao? Liệu có cần chống thấm hay không? Câu trả lời là Có nên chúng ta tiếp tục vào vấn đề chống thấm trong nhà nhé!
Những nơi cần chống thấm trong nhà ở
- Nhà vệ sinh: trong môi trường luôn trong trạng thái ẩm ướt nên việc chống thấm cần thực hiện để không gây ảnh hưởng đến các phòng xung quanh.
- Cổ ống: Cổ ống nước ở những khu vực có nước xung quanh là nơi dễ bị thấm nước. Bê tông tại vị trí này có thể bị co ngót, ống nước thường xuyên rung làm đứt gãy liên kết với bê tông nhanh, dẫn đến bong tróc và tạo khe hở.
- Sàn: Là nơi tiếp xúc ẩm từ dưới đất. Ngoài ra, vết nứt, lún dễ hình thành khi ở các địa hình kém ổn định.
- Chân tường: Đây có mạch ngừng, mối nối xây dựng giữa móng và tường. Và là nơi chịu áp lực của nước từ bên ngoài khá lớn.
- Mái, trần nhà: Có điểm chung với sàn nhà chân tường, đây cũng là bộ phận quan trọng của ngôi nhà. Xung quanh mái dễ hình thành vết nứt do co giãn nhiệt độ. Vì mái là chỗ tiếp xúc, chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi nhiệt độ và áp lực nước lớn khi vào mùa mưa.
Các nguyên tắc, nguyên vật liệu và máy móc thường dùng trong việc chống thấm
5 nguyên tắc chống thấm cơ bản
- Lấp kín: là nguyên tắc cơ bản nhất. Cần lấp kính không có lỗ hổng cho phân tử nước đi qua.
- Chống co giãn: Hiện tượng co giãn là nguyên nhân chính tạo ra các vết nứt gây thấm nước.
- Tạo độ đàn hồi: Khả năng đàn hồi sẽ chống lại tác hại khi đứt gãy, co giãn.
- Kết dính các lớp: Việc tạo kết dính tốt giữa các lớp khiến nước không có rãnh để lưu lại và di chuyển.
- Tạo độ dốc: Tránh tình trạng nước ngưng đọng tại chỗ không thoát được, ngấm dần sẽ gây lão hóa bê tông.
Vật liệu chống thấm tương ứng
- Lấp kín: Sơn chống thấm mặt ngoài, dùng sơn chống thấm chuyên dụng bao gồm xi măng + gốc polymer, màng lỏng chống thấm gốc bitum, màng khò; băng cản nước PVC, silicon…
- Chống co giãn: Vữa không co ngót.
- Tạo độ đàn hồi: Màng khò, vật liệu chống thấm, băng cản nước, thanh trương nở cao su.
- Kết dính các lớp: Phụ gia kết nối bê tông, silicon, keo…
- Tạo độ dốc: Vữa thông thường, gạch.
Máy móc, thiết bị
- Máy đục rãnh điện nước
- Máy hút, thổi bụi
- Máy khuấy, trộn
- Máy phun chống thấm 2 thành phần
- Máy bơm keo PU – EPOXY
- Máy phun sơn – phun bột bả.
Dịch vụ chống thấm nào tốt nhất hiện tại ở TPHCM
Nói đến việc chống thấm, chắc hẳn không phải ai cũng có thể tự tay thực hiện vì yêu cầu về công cụ, thiết bị kĩ thuật và cả kinh nghiệm trong nghề. Cho nên, dịch vụ chống thấm vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu mà bạn phải nghĩ đến, đừng tiết kiệm trong khoản đầu tư này.
Như kiến thức mà chúng tôi có đưa ra trong bài viết, chống thấm là công việc không thể bỏ qua. Nhưng với các công trình đã qua năm tháng thì phải chọn một đơn vị có dịch vụ chống thấm uy tín để đảm bảo rằng chi phí bạn bỏ ra xứng đáng, giữ được tuổi thọ của công trình nếu chưa đến tình trạng phải tu sửa nguyên căn.
Bạn nên lưu ý rằng, quá trình chống thấm khá phức tạp nên hãy đắn đo tự tay làm hoặc thuê dịch vụ nhé. Đó là lời khuyên chân thành từ thietkexanhvietnam.
Đối với kĩ thuật xử lí chống thấm tường ngoài nhà cũ, chúng tôi đã cập nhật bạn nên xem thêm.
Thông tin thietkexanhvietnam vừa đăng như trên, mong độc giả sẽ có thêm nhiều kiến thức về chống thấm nhà ở cũng như chống thấm công trình xây dựng. Chúng tôi mong nhận được sự đón nhận & góp ý tích cực từ các độc giả.
https://thietkexanhvietnam.com/ – Công ty Thiết Kế Xanh đơn vị thi công xây dựng uy tín tại TPHCM và Phú Yên. Email: thietkexanhvietnam@gmail.com. SDT: 0942149757. 16/4B Tổ 1, Ấp 2, Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh 700000, Vietnam