Móng nhà là kết cấu kỹ thuật nằm dưới ngôi nhà với chức năng là chịu tải trọng lực cho cả công trình. Đảm bảo được sự kiên cố vững chắc cho ngôi nhà nhằm nâng cao tuổi thọ của ngôi nhà.
Móng nhà là gì?
Móng nhà hay còn gọi là nền móng là kết cấu kỹ xây dựng nằm ở dưới cùng của ngôi nhà hoặc các công trình xây dựng. Có chức năng là chịu tải trọng trực tiếp của các công trình. Đảm bảo chịu được sức ép trọng lực các tầng và gia tăng sự kiên cố và vững chắc của công trình.
Hình
Các loại móng nhà?
Có rất nhiều loại móng cho việc thi công một công trình như móng đơn, móng bè, móng băng và móng cọc. Tùy thuộc vào trọng tải và tính chất của các loại đất các kiến trúc sư sẽ tính toán ra đưa ra quyết định về áp dụng loại móng nào sẽ phù hợp và an toàn với công trình đang xây dựng.
Nền móng đơn giản đối với các ngôi nhà có diện tích nhỏ như nhà phố, biệt thự. Còn đối với các tòa nhà cao tầng, khu nhà cao ốc thì nền móng khá phức tạp và cần sự tính toán kỹ lưỡng của các KTS từ giai đoạn thiết kế đến thi công xây dựng.
Ngành xây dựng ngày các phát triển và nhu cầu của con người đối với nhà ở ngày càng cao hơn và các liệu liệu xây dựng mà con người hướng đến phải luôn thân thiện với môi trường. Các vật liệu được sử dụng nhiều nhất là cừ tràm, cừ bạch đàn, cừ dừa, cót tre,…
Móng tự nhiên
Đây là loại móng hiếm rất ít khi có được, tính chất của loại móng này là có sẵn trong tự nhiên mà không cần phải sự tác động của con người. Thường loại móng này nằm trên những mảnh đất khô và cứng hoặc là các công trình đơn giản như nhà lá, nhà tranh, lều, cầu tre,…. Chủ yếu là các công trình không có trọng tải lớn.
Móng đơn
Móng đơn hay còn gọi là móng cốc, đây là loại móng đỡ đứng một mình hoặc một cụm cột đứng gần nhau. Thường được sử dụng cho các công trình thiết kế nhà cấp 4 có quy mô nhỏ và điều kiện địa chất cứng. Móng đơn có thể là móng cứng, móng riêng lẻ, móng mềm.
Móng băng
Móng băng có hình dạng dải dài có thể là độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập. Nhằm mục đích là để đỡ tường hoặc cột cho các ngôi nhà. Thi công móng bằng thường việc đào móng xung quanh hoặc đào móng song song với khuôn viên. Móng băng thuộc móng nông, móng dùng xây trên hố đào trần và tiến hành lấp lại, chiều sâu để chôn móng khoảng 2 – 2,5 m.
Móng băng là móng nhà được sử dụng khá phổ biến nguyên nhân chính bởi vì việc thi công khá đơn giản, tiết kiệm chi phí xây nhà nên được nhiều khách hàng lựa chọn.
Móng bè
Móng bè hay còn được gọi là móng toàn diện, là loại móng nông. Móng nhà bè thì thường được thi công ở nơi địa chất yếu, sức kháng nén yếu dù đất có nước hay không có nước. Đây được coi là loại móng an toàn và hiệu quả trong việc phân bổ trọng lực toàn diện căn nhà nhằm tránh các khả năng bị sụt lún.
Móng cọc
Móng cọc gồm 2 bộ phận đó là đài móng và cọc. Nhằm mục đích truyền tải các trọng lực từ phía trên công trình xuống lớp đất dưới của móng. Việt Nam là nơi có địa chất yếu chiếm phần lớn. Nên cần gia cố trước khi bắt đầu thi công làm móng, việc gia cố thì vật liệu có thể là cừ tràm hoặc xi măng. Mục đích kết hợp giữa móng cọc và móng nền giúp phát hết khả năng chịu trọng tải của công trình.
Những điều nên lưu ý khi làm móng nhà
Khảo sát địa chất
Đây có thể là khâu quan trọng nhất trong việc xây dựng móng nhà, nhằm tính toán sự thay đổi của nước ngầm hoặc nước mặt, cấu trúc địa tầng của khu vực xây dựng, hiện tượng địa chất xảy ra trong quá trình xây dựng. Quá trình khảo sát địa chất giúp các kiến trúc sư tính toán và sử dụng loại móng phù hợp với việc thiết kế và thi công. Nhằm đảo bảo ăn toàn cho ngôi nhà sau nhiều năm sử dụng.
Loại đất thích hợp nhất để thi công móng nhà là đất cát vì đặc tính kiên cố. Ngoài ra đất cát còn có các ưu điểm là khô ráo, rút nước tốt nên rất hiếm khi xảy ra tình trạng nghiêng lún.
Những loại đất hạn chế xây nhà
- Đất sét: Đây là loại đất có khả năng hút nước kém do kết cấu đất rất chặt, nên sử dụng loại đất này xây nhà hay bị ẩm thấp, sàn nhà hay bị đọng nước, nhiều ruồi muỗi.
- Đất xốp: Đây là loại đất khả năng chịu lực kém nhất nên hay xảy ra các tình trạng như nhà bị lún hay nghiêng đổ.
Thiết kế móng không phù hợp với công trình
Có nhiều móng và mỗi một loại móng thì phù hợp với những công trình khác nhau. Gia chủ nên xem xét với diện tích và địa chất đã phù hợp với loại móng đó chưa. Nếu không phù hợp phải thay đổi để tránh giảm chất lượng của ngôi nhà hoặc công trình.
Thi công không đảm bảo chất lượng
Việc thi công móng nhà kém chất lượng thì xảy ra các hiện tượng sau: Thấm sàn, nứt sàn, nghiêng, tuổi thọ công trình thấp. Vì vậy chúng ta cần có đội ngũ thiết kế và thi công chất lượng để đảm bảo được chất lượng công trình.
Nguyên vật liệu kém chất lượng
Thi công móng nhà là bước quan trọng nhất tạo nên chất lượng của một ngôi nhà. Nên các nguyên vật liệu xây dựng móng nhà phải có chất lượng tốt. Vì vậy, chủ thầu cần nên lựa chọn nhà cung cấp uy tín và chất lượng.
Nhà thầu thiếu kinh nghiệm
Hiện nay có nhiều nhà thầu mời chào với nhiều mức giá khác nhau. Nên trước khi đưa ra quyết định thi công bạn nên chọn một đơn vị uy tín chất lượng để có một công trình như ý muốn, không nên ham rẻ chọn nhà thầu kém chất lượng.
Lơ là giám sát các công trình
Giám sát công trình là hạng mục nhất định phải có, nó giúp bạn thấy yên tâm hơn. Nhằm tránh những rủi ro trong quá trình thi công xây dựng công trình. Để tránh mọi chuyện đã thi công rồi mới nói thì không làm được gì, nên chủ nhà phải luôn giám sát từng giai đoạn thi công để tạo ra công trình chất lượng nhất.
https://thietkexanhvietnam.com/ – Công ty Thiết Kế Xanh đơn vị thi công xây dựng uy tín tại TPHCM và Phú Yên. Email: thietkexanhvietnam@gmail.com. SDT: 0942149757. 16/4B Tổ 1, Ấp 2, Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh 700000, Vietnam