Xây dựng nhà ở cần biết những kiến thức gì? Đó là những điều dưới đây THIẾT KẾ XANH VIỆT NAM xin được chia sẻ cho quý vị? nếu thấy hay xin quý vị chia sẻ cho nhiều người biết đến để không bị mắc sai lầm!

PHẦN MÓNG

Chiều sâu chôn móng:

  • Móng đơn từ 1,2-1,5m, nếu dùng cọc cừ tràm thì số lượng cần dùng cho 25-30 cây/m2, cây 3m tiết diện 8-12cm2;
  • Móng băng từ 1,2-1,5m;
  • Móng cọc điển hình với nhà lô phố rộng <=5m số tầng: 4 tầng thì số cọc cho cột góc là 2 tim, cột giữa thì 3 tim, tải ép thị trường 70 tấn ép đến khi giàn tải bắt đầu rung thì dừng lúc này sức chịu tải tối thiểu của cọc là 40 tấn/cọc, chiều sâu chôn móng phụ thuộc vào vị trí nhưng sẽ thấp hợp mặt sàn 0,5-0,7m, đài móng 0,5-0,7m, đối với những nhà có nhịp lớn thường >7m có cột giữa thì bố trí cho 4 tim cọc cho 1 móng;
  • Điều lưu ý trước khi đổ bê tông móng thì chúng ta phải đổ bê tông lót, để tạo mặt bằng phẳng đồng thời cách nước, chống mất nước cho bê tông khi đổ bê tông;
  • Bê tông bảo vệ cho thép dọc móng và thép đài móng, đế móng, dầm móng, tối thiểu làm 50mm, việc này chống sự ăn mòn cho thép móng, điều này vô cùng quan trọng mà í ai để ý tới;

  • Đà kiềng phải nằm ngang mặt sàn, đà kiềng bê tông cách nước cho phần móng và tường gạch, chống thấm ngược cho tường

  • Nền tầng trệt: khi nâng nền nên đổ cát để đảm bảo nền có độ chặt nhất, đồng thời dùng vô nước dùng máy đầm bàn để đầm rung trước khi rải bạc đổ bê tông cho sàn;

  • Bê tông nền tầng trệt dùng bê tông cốt thép: có thể dùng lưới b40 cũng được, hoặc dùng thép d6 đan khoảng cách a250 đan 1 lớp

  • Công trình phụ ngầm: bể tự hoại là hầm chỉ chứa chất thải từ bồn cầu, vì sao nói thế, vì nếu chứa nước thải sinh hoạt sẽ bị bốc hơi của hầm cầu ngược lên các phễu thu, lavabo gây mùi kinh khủng;
  • Hầm chứa nước thải sinh hoạt, là 1 bể chứa nhỏ cũng là nơi để lắng cặn nước thải từ phễu thu sàn và lavabo, từ hố thu này chuyển tiếp ra hệ thống nước thải thành phố;
  • Bể chứa nước mưa, có thể có hoặc không cũng được, chúng ta có thể đấu nối trực tiếp vào hệ thống thoát nước thành phố

Lưu ý quan trọng tại sao chúng ta không nên đấu nối nước mưa vào nước sinh hoạt: khi đấu chung như thế, khi mưa, lượng nước mưa nhiều việc thoát không kịp dẫn đến nguy cơ nước mưa tràn ngược ra phễu thu sàn tầng trệt và bể thu nước sinh hoạt, gây hư hại tầng trệt;

PHẦN THÂN

Cột bê tông cốt thép: là thứ bắt buột phải có trong một ngôi nhà, vì đất nước chúng ta có đường biển dài thường xuyên gánh chịu những trận bão, nên việc xây nhà có cột là tất yếu.

  • Cách chia cột: với nhà có bề rộng 5m thì theo kinh nghiệm khoảng cách tối đa theo chiều dài nhà là 4m vậy chúng ta có ô sàn 5x4m, cột khi thi công phải có thép râu, thép chờ để lúc xây nối vào tường, liên kết với tường, bê tông bảo vệ thép cột là 2,5cm, nếu là nhà cấp 4 thì phải có hệ dầm liên kết các đầu;

  • Đối với tường xây 200mm thì ta thêm yếu tố là xây 5 lớp gạch ống câu gạch thẻ 1 lớp
  • Sàn: có thể dùng phụ gia đông kết nhanh để tiến độ thi công được nhanh hơn: nhưng việc dùng phụ gia làm bê tông nhanh đạt cường độ hơn cũng giòn hơn tuổi thọ cũng giảm hơn, 1 lưu ý quan trọng là sau khi thi công đổ bê tông sàn khoảng 8 tiếng chúng ta phải dưỡng ẩm cho bê tông bằng cách tưới nước, ngày nay đa số các đội thi công quên điều này, dưỡng ẩm liên tục trong 10 ngày, mục đích dưỡng ẩm nhằm giảm nhiệt cho bê tông, việc đông kết nó được giãn đều, giúp bê tông có tuổi thọ cao hơn, đạt cường độ mác bê tông cao hơn, sau khi đổ bê tông thì dừng thi công ít nhất 1 ngày tránh tác động đến sàn gây nứt sàn sau khi đổ, tại đơn vị Thiết Kế Xanh Việt Nam thì cho thợ nghỉ 2 ngày, dưỡng ẩm liên tục cho sàn;
  • Đối với tường xây ngoài công tác câu thép từ cột ra ta còn phải làm thêm hệ giằng ngang giữa tường
Giằng giữ tường bê tông cốt thép(btct)
  • Lanh tô cửa: phải gối qua tường gạch  tối thiểu 0.25m và đóng lưới, lanh tô có thể đúc tại chỗ hoặc đúc sẵn

PHẦN HOÀN THIỆN

Hoàn là một khâu quan trọng nhất có rất nhiều điều đáng để nói và cũng là một phần nhiều lỗi vặt nhất ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà bạn.

  • Trát tường phải ghém mốc trước khi trát , chiều dày lớp trát tối thiểu 1,5cm;
  • Chống thấm WC: khâu này cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng một ngôi nhà nó đánh giá năng lực của nhà thầu và sự thành công của một công ty xây dựng;
  • Có nhiều cách chống thấm cách cổ truyền nhất là ngâm nước xi măng, quét hồ dầu chống thấm, nấu chảy dầu hắt( nhựa đường) quét lên, ưu điểm là rẻ, tiện lợi, dễ thi công, nhược điểm là khả năng chống thấm kém, gần như là hên xuôi:
  • Phương án thông dụng: dùng phụ gia hóa chất như bitum, sika, kova…. để quét, phương án này Thiết kế Xanh Việt Nam xin trình bày sơ bộ một số lưu ý trong quá trình thi công. Lưu ý vệ sinh bề mặt thật sạch, tưới nước dưỡng ẩm cho sàn không quá ướt, quét 2 lớp lên bề mặt, quét lớp 2 khi lớp một đã khô, quét lên chân tường 200mm, lưu ý ở chân tường vệ sinh nên xây gạch thẻ đặt, xây lên 0.2m, ngay tại góc chân tường và sàn, sau khi quét ta dán 1 lớp lưới sợi thủy tinh chống nứt góc cho chân tường, sau khi khô tiến hành quét lớp 2 cho sàn và tường, sau khi lớp 2 khô ta tiếng hành test nước và cán một lớp vữa bảo vệ lớp chống thấm;
  • Nhìn chung phương án này cũng khá rờm rà và tốn kém, yêu cầu kỹ thuật cao, quá trình thi công và giám sát chặt chẽ, khả năng chống thấm 80-90% nếu bạn thi công tốt đạt yêu cầu, thấy được mặt hạn chế này chúng tôi đã có giải pháp mới cho ngôi nhà của bạn đó là chống thấm tuyệt đối bằng màng khò;
  • Màng khò là gì? Là tên phương pháp thi công, dùng 2 loại vật liệu chính đó là tấm có gốc là bitum dầu mỏ kết hợp polymer tổng hợp kết hợp thành tấm màng dày từ 3-4mm vật liệu thứ 2 là keo nền

keo và tấm màng khò
  • Một số lưu ý trước khi thi công là phải vệ sinh thật sạch nền, tốt nhất nên quét 1 lớp xi măng rồi mới quét keo nền, dán màng khò lên chân tường 300mm,
  • Nhìn chung cách này là kiểu chống thấm tuyệt đối vô cùng tốt cho ngôi nhà của bạn, đảm bảo hơn 50 năm chịu được dư chấn động đất tác động sụt lún đến 7mm, nhược điểm chi phí giá thánh đắt đỏ do đó nhà thầu thường không làm thêm phần này chỉ chống thấm bằng phụ gia, với THIẾT KẾ XANH VIỆT NAM chúng tôi luôn hướng đến chất lượng cho khách hàng sẵn sàng cắt giảm lợi nhuận để thi công phần này cho khách hàng với báo giá cạnh trạnh nhất, sẽ không tính phát sinh phần này;

  • Chống thấm mái tương tự chống thấm WC;
  • Lát gạch: phương pháp cũ tưới hồ dầu tiến hành lát nhược điểm dễ bị bộp rỗng gạch bong gạch sau thời gian dùng, phương pháp mới ốp lát khô bằng keo kết hợp xi măng, ưu điểm ốp gạch dính chặt với sàn không bị bong gạch, nhược điểm tốn keo và xi măng hơn, Thiết Kế Xanh Việt Nam (SGVN)  làm theo phương án này;
  • ốp gạch bằng xi măng: ưu điểm tiết kiệm, nhược điểm độ bám dính không cao cho loại gạch khổ lớn, các loại gạch ngoài trời dễ bị bong khi chịu tác dụng giãn nở vì nhiệt
  • ốp gạch bằng keo kết hợp xi măng: dính chặt hơn độ thẩm mỹ hơn và nhanh hơn, nhược điểm tốn keo hơn, chi phí cao hơn SGVN thi công theo phương pháp này
Phương pháp ốp gạch bằng keo

THI CÔNG ĐIỆN NƯỚC

  • Điện: hệ thống thông thường đi dây điện trong ruột gà, thả xuống trần, chi phí rẻ hơn:
  • Hệ thống cao cấp: với Thiết Kế Xanh Việt Nam toàn bộ dây đi trong ống cứng nhựa PVC, thả xuống trần ruột bằng ruột gà
  • Dây điện cho ổ cắm 2,5mm2 (là diện tích lõi đồng) cho ổ cắm thông dụng;
  • ổ cắm bếp điện, lò vi sóng, lò nướng, các thiết bị có công suất lớn hơn 1500w thì đi dây 4,0mm2;
  • Dây điện cho bóng đèn 1,5mm2;
  • Máy lạnh dùng dây 2,5mm2 cho máy <=1,5Hp; 4,0mm2 cho máy lạnh >1,5Hp

Việc đi dây trong ống cứng có ưu điểm:

Chất lượng luôn là điều chúng tôi hướng đến

  • Việc này tránh chuột gặm dây điện gây chập cháy, hỏa hoạn thương tâm, hệ thống điện được chia dây rõ ràng hơn, dễ bảo hành sửa chữa cho sau này;
  • Hệ thống thông gió vệ sinh, bếp, được lắp đặt ống nhựa bình minh PVC d90 chạy từ WC ra ngoài trời và lắp đặt máy hút mùi đẩy ra ngoài trời;
  • HỆ THỐNG NƯỚC: hệ thống nước tiêu chuẩn tốt nhất cho ngôi nhà, toàn bộ hệ thống cấp nước lên, cấp nước xuống nên dùng ống PPR, ưu điểm: ống được nối với nhau bằng phương án hàn nóng chảy, hàn nhiệt cho mối nối được chắc chắn hơn, ống PPR chịu được áp lực va đập cao hơn, chịu được nhiệt độ ánh nắng môi trường, tuổi thọ cao hơn ống PPC, nhược điểm chi phí cao, yêu cầu thợ có tay nghề cao, quá trình giám sát chặt chẽ;
  • Khi sử dụng ống cấp lên cấp xuống là PPC: ưu điểm, thi công nhanh hơn,giá rẻ hơn, dễ thi công hơn. Nhược điểm: không chịu được nhiệt, không chịu va đập, độ bền khi tiếp xúc với mặt trời sẽ giảm nhiều. 2 phương pháp trên khuyên dùng ống ppr là tốt nhất;
  • Sơn nước: kiểm tra độ ẩm trước khi thi công, tường phải khô ráo, tường không được ẩm ướt khi bã bột, vệ sinh tường trước khi bã, dùng chổi sương quét tường để vệ sinh cát còn dính nhem trên mặt tường;
  • Bã bột: bã 2 lớp, bã lớp 1 xong chờ khô 1 ngày rồi tiến hành bã lớp 2, lớp 2 chờ khô 1 ngày xong tiến hành xả bã, sau khi xả bã tiến hành dùng chổi mịn quét tường để bay lớp bụi bã rồi mới tiến hành sơn, sơn 3 lớp, sơn 1 lớp lót chờ 8 tiếng để khô tiếng hành sơn lớp phủ 1, sơn xong lớp 1 chờ khô 8 tiếng sau mới sơn lớp 2, thời gian chờ khô phụ thuộc vào thời tiết thi công mà chúng ta tiến hành sơn lớp tiếp theo, ví dụ trời mưa ẩm ướt ta có thể để 2, 3 ngày tiến hành tiếp;
  • Trần thạch cao: có 2 vị trí cần 2 loại tấm thạch cao khác nhau để thi công: các khu vực phòng khách, bếp, phòng ngủ… đại khái khu khô ít không khí ẩm ta dùng tấm thạch cao thường, khu có độ ẩm cao như WC, ban công ngoài trời ta dùng tấm chống ẩm có màu xanh,thạch cao mà SGVN hay dùng là tấm vĩnh tường,

Trên đây là 1 số kinh nghiệm chúng tôi tổng hợp nhằm bổ sung kiến thức cho chủ nhà khi xây dựng ngôi nhà của mình, bài viết chỉ trên kinh nghiệm tổng hợp của tập thể Thiết Kế Xanh Việt Nam(SGVN), để muốn biết thêm những quy trình khác quý vị có thể đặt câu hỏi ở bình luận bên dưới?

Chúng sẽ giải đáp thắc mắc của bạn sớm nhất với Phương châm không giấu nghề! Nếu thấy hay xin hãy chia sẻ kiến thức này cho người khác! Xin cảm ơn!!!

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *