Trong công trình thi công xây dựng, phần móng nhà là bộ phận quan trọng nhất để công trình được vững chãi. Trong các loại móng nhà thì móng đơn được sử dụng trong các công trình dân dụng dưới 3 tầng nhất. Bài viết dưới đây, Gia Bảo Group sẽ cung cấp cho bạn thông tin về móng đơn cho nhà 3 tầng.

Móng đơn là gì?

Móng đơn còn được gọi là móng cốc, là loại móng nông dùng để đỡ 1 cột hoặc nhiều cột đứng gần nhau. Tác dụng của móng là chống đỡ toàn bộ phần công trình phía trên, tránh sập, lún. Móng đơn được đặt ở dưới chân cột. Nó có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp và thường được gia cố bằng cừ tràm.

Móng đơn thường có kích thước nhỏ, mặt đáy có dạng hình vuông, tròn hoặc chữ nhật. Được làm từ gạch, đá hoặc xây từ bê tông. Móng thường được sử dụng trong công trình như nhà công nghiệp, nhà ở dân dụng dưới 3 tầng, mố trụ cầu nhỏ, trụ điện, tháp ăng ten,…

Nếu móng phải chịu những lực tác động mạnh thì cần phải mở rộng thêm phần đáy móng và thêm chiều dài, chiều sâu. Vì vậy, móng đơn chỉ chịu được lực tốt ở nơi có đất nền tốt, chịu được trọng tải lớn.

Cấu tạo móng đơn

Cấu tạo móng đơn được tạo thành từ 1 lớp bê tông cốt thép dày với 1 cột trụ duy nhất. Với công trình thi công nhà phố nhà 3 tầng, phần đáy móng đặt lên 1 lớp đất nền tốt, độ sâu khoảng 1m. Mục đích là để tạo được 1 bề mặt phẳng, tránh sự gồ ghề giữa lớp đất tốt và xấu. Đồng thời có thể tránh được sự trương nở của đất khi có quá nhiều nước.

Khi thi công xây dựng, móng đơn được kết hợp với 1 hoặc nhiều tảng hệ thống dầm. Công dụng của móng đơn chống đỡ cho trọng tải lớn của toàn bộ công trình bên trên. Và giúp giằng các móng nhằm tránh bị sập, lún hay lệch giữa các đài móng. Trọng lượng của mỗi tảng phụ thuộc vào sức nâng của cần cẩu và các phương tiện vận chuyển.

Cần tránh đặt phần đáy móng đơn trên mặt đất hay nền mới vừa đắp. Vì chúng có thể ảnh hưởng đến chất lượng công trình do yếu tố thời tiết gây ra như sạt lở, xói mòn hay lún đất.

Cấu tạo các bộ phận móng đơn bao gồm:

  • Móng: đáy có dạng hình chữ nhật, độ dốc vừa phải, kích thước thường được tính toán theo công trình thi công
  • Cổ móng: Kích thước thường bằng với cột tầng trệt. Mở rộng thêm về các phía khoảng 2,5 cm để giúp lớp bê tông dày hơn bảo vệ được cốt thép bên trong.
  • Giằng móng: đỡ tường bên trên. Có tác dụng làm giảm độ lệch và lún giữa các đài móng.
  • Lớp bê tông lót: thường là bê tông đá 4×6 hay bê tông gạch vỡ, vữa xi măng mác 50/100.

Các loại móng đơn

Móng đơn được phân loại dựa theo một số đặc điểm sau đây:

Dựa vào tải trọng: bao gồm các loại móng như:

  • Móng chịu tải trọng đúng tâm.
  • Móng chịu tải trọng lệch tâm.
  • Móng các công trình cao (tháp nước, bể chứa, ống khói,…).
  • Móng thường chịu lực ngang lớn (tường chắn, đập nước, …).
  • Móng chủ yếu chịu tải trọng thẳng đứng, moment nhỏ.

Dựa vào độ cứng của móng đơn:

  • Móng mềm: móng nền thường sẽ biến dạng đồng cấp với đất nền. Tỷ lệ biến dạng lớn. Móng bê tông cốt thép có tỷ lệ cạnh dài/ngắn > 8 là loại móng mềm.
  • Móng cứng tuyệt đối: móng đơn này có độ cứng cực lớn (vô cực). Tỷ lệ biện dạng rất nhỏ. Móng này thường là móng gạch, bê tông và đá.
  • Móng cứng hữu hạn: Móng bê tông cốt thép có tỷ lệ cạnh dài/ngắn ≤ 8

Dựa vào phương pháp chế tạo móng đơn:

  • Móng lắp ghép: móng này thường do nhiều khối chế tạo sẵn và ghép lại khi thi công xây dựng.
  • Móng toàn khối: Móng được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau, được làm ra ngay trong quá trình xây dựng. Hay còn gọi là móng đổ tại chỗ.

Công thức để tính móng đơn

Cách để xác định kích thước đáy móng: để đảm bảo được tải trọng công trình thì phần nề của móng không được quá lớn, phải có khả năng đàn hồi cao. Trong quá trình biến dạng tuyến tính cần phải tận dụng được khả năng của nền được tối đa.

Công thức tính móng đơn theo quy trình kỹ thuật:

Tải trọng đúng trọng tâm : P ≤ R

Tải trọng lệch tâm : P ≤ 1.2 R

Trong đó:

  • P là áp suất đáy móng trung bình và lớn nhất
  • R là cường độ tiêu chuẩn của đất nền

Công thức: R = m(A .γ.b + B.q + D.c)

Trong đó:

  • b : Chiều rộng của đáy móng.
  • q : Tải trọng bên của móng.
  • c : Lực dính đơn vị của lớp nền đất.
  • A , B, D : Các hệ số phụ thuộc vào góc ma sát trong của đất.
  • m : Hệ số điều kiện làm việc của nền móng đơn.

Kích thước móng chịu tải đúng tâm:

P = (Ntc + G) / (I.b)

P = (Ntc / a.b2) + Ytb. H.m

A = I / b

Trong đó:

  • Yyb: Trọng lượng riêng, trọng lượng trung bình của đất và móng
  • Hm: Chiều sâu đặt móng
  • G: Trọng lượng móng, lớp đất nền ở trên

Do P = R nên

(Ntc / α.b²) +  γtb.Hm =  m(A1/4.γ.b+B.q+D.c)

γtb.Hm =  m(A1/4.γ.b+B.q+D.c)

Chiều rộng của móng đơn với công thức tính như sau: b³ + k1b² – k2 = 0

Trong đó: Các hệ số M1, M2, M3 phụ thuộc góc ma sát ϕtc.

 

Các bước để thi công móng đơn

Bước 1: Đóng cọc và đào hố móng

Xác định vị trí đóng cọc, kích thước cọc và khoảng cách giữa các cọc thật chính xác. Nếu nền đất yếu thì có thể gia cố bằng cách đóng cừ tràm hoặc cọc tre để móng đơn vững chắc hơn. Thường nên sử dụng cừ tràm kích thước gốc từ 6 đến 9 cm chiều dài 3,5 đến 4,5 mét. Để cọc được đóng sâu cần dùng máy cuốc để đóng cọc sẽ hiệu quả hơn.

Đào hố móng đơn cần phải đo lường được độ nông, sâu và diện tích. Để khi đổ bê tông sẽ vừa khớp và đảm bảo được trọng tải của công trình. Sau khi xong hố móng nên dùng loại đất có độ cứng cao để gia cố thêm nền móng.

Bước 2: Đổ bê tông cho móng đơn

Sau khi làm phẳng hố móng thì ta đổ bê tông để làm lớp lót móng. Lớp lót bê tông dùng lót dưới lớp bê tông móng, giằng móng để hạn chế bị mất nước của lớp bê tông phía trên. Và tạo được bề mặt phẳng cho đáy móng và đà giằng.

Bước 3: Phần cốt thép

Dùng thép tốt, độ bền cao để công trình được chắc chắn hơn. Dùng phương pháp cơ học để cắt và uốn thép phù hợp với hình dạng trong bản vẽ.

Bước 4: Đổ bê tông cho móng đơn

Trộn các loại đá với xi măng, cát và nước theo đúng tiêu chuẩn đã phân chia để đổ bê tông móng đơn chuẩn xác. Cần đổ ở vị trí xa trước, phía gần sau để gắn kết các vật liệu lại với nhau. Đảm bảo được độ chắc chắn và vững vàng của công trình.

Nếu chân móng bị ẩm, nước nhiều thì nên rút hết nước và làm khô bề mặt trước khi đổ bê tông. Để không bị thấm nước, nên chọn ngày nắng sẽ giúp bê tông khô nhanh và tăng độ cứng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.