Cuộc cách mạng khoa học vật liệu không những đã tạo ra tính đa dạng sản phẩm cho xã hội mà còn tạo ra sự đa dạng về bản chất của vật liệu. Đặc biệt trong lĩnh vực vật liệu bê tông, công nghệ bê tông nhẹ chịu lực mới sẽ giúp các nhà thầu giảm tới một nửa thời gian thi công công trình. Vậy bê tông nhẹ khác bê tông cốt thép ở điểm nào thì cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thế nào gọi là bê tông nhẹ?

Bê tông nhẹ chịu lực là vật liệu xây được áp dụng công nghệ độc đáo, kết hợp được các chỉ tiêu kỹ thuật khác, tạo ra sản phẩm có tính đặc thù mang lại hiệu quả cao trong cho các công trình xây dựng hiện đại. Chỉ cần có những viên đất sét nung đông nở, xi măng và cát vàng, khách hàng có thể nhận được nhiều lợi ích từ những sản phảm bê tông nhẹ này.

Thành phần của bê tông nhẹ

Thành phần của bê tông nhẹ gồm keramzit là những viên đất sét nung đông nở, xi măng và cát. Cốt liệu nhẹ (keramzit) giúp giảm được nhiều khối lượng của bê tông tới 1200 – 1900 kg/m3 tùy theo mác của bê tông (so với 2500 kg/m3 của bê tông thường).

Với công thức đặc biệt, bê tông nhẹ có cường độ khá cao tới 40 Mpa trong điều kiện thi công bình thường và cao hơn trong điều kiện thi công đặc biệt. Kết hợp 2 đặc tính là khối lượng nhẹ và cường độ cao.

3 tiêu chí phân loại thành các loại bê tông nhẹ

Dạng chất kết dính

  • Bê tông xi măng
  • Bê tông silicat
  • Bê tông thạch cao
  • Bê tông polime
  • Bê tông dùng chất kết dính hỗn hợp
  • Bê tông dùng chất kết dính đặc biệt

Dạng cốt liệu

  • Bê tông cốt liệu đặc
  • Bê tông cốt liệu rỗng
  • Bê tông cốt liệu đặc biệt

Theo khối lượng thể tích

  • Bê tông đặc biệt nặng: pv > 2.500kg/m3
  • Bê tông nặng: pv = 2.200kg/m3 – 2.500kg/m3
  • Bê tông tương đối nặng: pv = 1.800kg/m3 – 2.200kg/m3
  • Bê tông nhẹ: pv = 500kg/m3 – 1.800kg/m3
  • Bê tông đặc biệt nhẹ: pv < 500kg/m3

Hiện nay, trên thế giới phổ biến hai loại công nghệ bê tông nhẹ, đó là:

  • Bê tông khí chưng áp (Autoclaved Aerated Concrete – AAC)
  • Bê tông bọt khí (Cellular Lightweight Concrete – CLC)

Cả hai công nghệ này đều dựa trên nguyên lí đưa bọt khí vào hỗn hợp vữa xi măng nhằm làm giảm trọng lượng đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.

 

Ưu nhược điểm của bê tông nhẹ

Ưu điểm của bê tông nhẹ

Trọng lượng nhẹ

Gạch bê tông nhẹ có trọng lượng nhẹ 1/3 lần so với gạch đất nung truyền thống, với trọng lượng như vậy gạch bê tông nhẹ còn có thể nổi trên mặt nước mà hoàn toàn có khả năng chịu lực khá tốt, không hề mất đi các tính năng vững chắc của gạch.

Khả năng cách nhiệt, chống cháy

Theo các nghiên cứu thì bê tông nhẹ được tạo ra với khả năng chống cháy, khó bắt cháy và chịu đựng được nhiệt độ cao của những trận cháy lớn lên đến 8 tiếng. Song song đó, nguyên vật liệu để làm ra bệ tông nhẹ đều là loại vật liệu xanh, cho nên sẽ tốt cho môi trường.

Thi công nhanh, mang lại hiệu quả kinh tế lớn

Gạch bê tông nhẹ không chỉ có độ bền cao, mà còn giúp cho quá trình thi công nhanh gọn và dễ dàng, có thể cưa, khoan hay sản xuất theo đơn hàng yêu cầu. Chỉ cần sử dụng một lớp vữa mỏng trong quá trình xây dựng, là có thể thi công nhanh chóng và hoàn thiện với thời gian ngắn hơn.

Đồng thời, khi dùng gạch bê tông nhẹ giúp chủ đầu tư tiết kiệm được gần 30% chi phí so với gạch nung đất truyền thống và cả về nhân công xây dựng được giảm tải.

Khả năng cách âm tốt

Chính vì cấu trúc tạo ra sản phẩm gạch bê tông nhẹ đặc trưng là khuôn rỗng, nguyên liệu chính trong cấu trúc của nó là những dạng ô tinh thể dạng ô tinh thể, chứa đựng 60-70% là khí, vì vậy có tác dụng cách âm tốt và giảm tải truyền dẫn âm thanh.

Nhược điểm của bê tông nhẹ

Việc sản xuất khó khăn

Là loại vật liệu được sản xuất nhờ công nghệ bê tông dư ứng lực bán lắp ghép, công nghệ và các loại vật tư đặc trưng riêng biệt nên không phải đơn vị nào cũng có thể sản xuất được loại bê tông này.

Đòi hỏi kỹ thuật, và đội thợ thi công phải dày dặn kinh nghiệm

  • Cách thức tiến hành thi công đối với bê tông siêu nhẹ hoàn toàn khác với cách thi công bê tông truyền thống.
  • Nếu đơn vị thi công không nắm vững kỹ thuật, chất lượng bê tông không được đảm bảo, thì chất lượng công trình cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Đòi hỏi sử dụng các biện pháp xử lý chống thấm một cách cẩn trọng, kỹ lưỡng, tỉ mỉ hơn hẳn so với bê tông thông thường vì bê tông siêu nhẹ có sự xuất hiện của các mối ghép.
  • Do cấu tạo rỗng nên sự ảnh hưởng của tiếng ồn ở bê tông siêu nhẹ cũng cao hơn bê tông thông thường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *